Thursday, January 13, 2011

Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa: CS HaNoi GIAM HỒN TỬ SĨ VNCH-Vi Anh

...vì địa lý chánh trị toàn cầu Mỹ và Trung Cộng thay đổi, quyền lợi Mỹ đổi thay, VNCH bị bức tử. CS Hà nội gồm thâu được cả nước. CS Hà nội say chiến thắng, say máu trả thù -- triệt để và thâm độc. Người sống của VNCH, quân dân cán chính, CS đưa đi trại tù cải tạo, một loại tù cấm cố, lao động cưỡng bức, mười mấy năm trời, còn khổ cực hơn tù đại hình mà không có toà xét xử, không có bản án...
...Còn những tử sĩ VNCH, thì CS Hà nội quyết nhốt vong hồn trong những nghĩa trang bị đặt thành "khu quân sự" cấm dân vào thăm viếng, tưởng niệm. Bên trong Nghĩa trang, CS đào mồ, cuốc mả, lấy mộ bia làm tấm lót sân bị ngập nước. Những tấm lót nước ngập ở Bịnh Viện Từ Dũ trong thập niên 80 là những tấm đậy kim tĩnh lấy từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa...



Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa: CS HaNoi GIAM HỒN TỬ SĨ VNCH

Tác Giả: Vi Anh
VN Chính Sử, Thứ Hai, 15 Tháng 6 Năm 2009 04:37

Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 19/6 sắp đến, khó mà không nhớ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà. Càng nhớ càng đau, CS Hà nội đã và đang giam hồn tử sĩ của Việt Nam Cộng Hoà.

Không phải nói thế là vì nặng quá khứ nên quá khích với CS Hà nội. Mà đây là nhận định của du khách ngoại quốc du lịch VN muốn viếng Nghĩa trang Quân Đội VNCH ở Biên Hoà.
Cấm chụp ảnh? Khu "quân sự"? thứ sản phẩm chỉ có nơi tà tâm cộng sản dành cho một nơi an nghỉ những nấm mồ tử sĩ

Uy Ban Vận Động Xây Dựng Nghĩa Tranh Quân Cán Chính VNCH ở Little Saigon có đưa vào cẩm nang vận động một đoạn nhật ký của một người Mỹ:

Maggy Sterner trong Vietnam Dairy 4: Honoring the Dead, ngày 15/7/2005, sau khi ghé mà không được viếng để tôn vinh tử sĩ trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ngưòi Mỹ này đi với con, sau khi quan sát từ ngoài có một câu hỏi: "Is this a prison for ghosts?" (đây phải chăng là trại giam những vong hồn [tử sĩ VNCH]).

Câu hỏi đó là câu kết luận của đoạn nhựt ký của Ong như sau: "Cách một khoảng ngắn trên xa lộ đi về hướng bắc, chúng tôi gặp nghĩa trang quốc gia của quân đội Miền Nam VN, gọi là Nghĩa Trang Biên Hoà. Có một thời, đây là một nghĩa trang lớn nhứt của Nam VN. Bây giờ nó bị bao bọc bởi một tường rào cháy nám, bên trên là những vòng kẽm gai và nhiều tháp canh gác. Ngay đối với ngôi nhà mồ trên đời, nơi ngưòi ta thường bắt đầu bày tỏ sự chào kính, cũng bị cấm. Sát bên cạnh nghĩa trang, chúng tôi thấy những tân binh của bộ đội mới của VN đang giặt đồ và trồng rau. Tại sao cần nhiều quân nhân quá ở một địa điểm như thế này? Tại sao nghĩa trang trông giống như một căn trại võ trang. Những bộ đội trẻ đóng tại căn cứ này - sanh sau Chiến tranh VN chấm dứt - không còn bị đe dọa bởi những người Miền Nam VN "phản động" hàng ngàn người đang nằm dưới đất ở đây. Những quân nhân của Miền Nam mà Đảng CSVN gọi là " bù nhìn" và không cho có mặt trong lịch sử hay viện bảo tàng. Qua kẽ hở của tường rào nám đen, chúng tôi thấy vài ngôi mộ bị cỏ dại cao che phủ. Một năm trước đây một đoạn video từ VN đã đến được Mỹ cho thấy nhiều mộ bia bị hư hao. Nhiều phần của nghĩa trang bị cố ý phá hoại.
Tại sao cho phép điều đó xảy ra? Tại sao làm những tường rào ra và tháp canh? Nhà cầm quyền sợ cái gì? Phải chăng đó là trại nhốt những vong hồn? [tử sĩ VNCH]".

Ai cũng biết vong hồn đó dĩ nhiên là vong hồn của tử sĩ VNCH vì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nghĩa trang quân đội lớn nhứt, danh dự nhứt của VNCH trước 30-4-75, ngày chấm dứt cuộc chiến tranh của CS Hà nội muốn thôn tính Miền Nam, vì tự do, dân chủ, quân dân cán chính VNCH phải
tự vệ chống lại CS Bắc Việt suốt gần 20 năm ròng rã.

Nhưng vì địa lý chánh trị toàn cầu Mỹ và Trung Cộng thay đổi, quyền lợi Mỹ đổi thay, VNCH bị bức tử. CS Hà nội gồm thâu được cả nước. CS Hà nội say chiến thắng, say máu trả thù -- triệt để và thâm độc. Người sống của VNCH, quân dân cán chính, CS đưa đi trại tù cải tạo, một loại tù cấm cố, lao động cưỡng bức, mười mấy năm trời, còn khổ cực hơn tù đại hình mà không có toà xét xử, không có bản án. Dân làm ăn thì đánh tư sản mấy lượt, đuổi đi kinh tế mới. Hồi hương lập nghiệp. Còn dân thưòng thì đổi tiền mấy lần, sạch cửa sạch nhà, biến thành công dân hạng hai, mất quê hương trên quê cha đất tổ của mình, sống như trong trại tù lớn là xã hội VN. CS Hà nội cào bàng văn hoá quốc gia dân tộc VN và áp đặt một loại văn hoá ngoại lai Mac xit -Leninst. Người Miền Nam di tản tỵ nạn CS hàng triệu người, phân nửa chết trong rừng sâu và trên đại dương. Vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN. Lương tam Nhân Loại đánh động; Liên hiệp Quốc mở cuộc cứu trợ và định cư lớn nhứt trong thế kỷ 20. Tiếng Anh thêm một chữ "boat people" (thuyền nhân).

Còn những tử sĩ VNCH, thì CS Hà nội quyết nhốt vong hồn trong những nghĩa trang bị đặt thành khu quân sự cấm dân vào thăm viếng, tưởng niệm. Trong Nghĩa Quân Đội Biên Hòa, CS đào mồ, cuốc mả, lấy mộ bia làm tấm lót sân bị ngập nước. Những tấm lót sân bị ngập nước ở sân Bịnh Viện Từ Dũ trong thập niên 80 là những tấm beton đúc dùng đậy kim tĩnh lấy từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Chỗ nào nền đất thì bộ đội đào xới trổng mì sắn, rau củ. Chỗ nào nền xi măng thì cho các tổ hợp mướn làm mặt bằng sản xuất, phơi sấy vật liệu. Sau cùng đôi năm trở lại đây chính Thủ tướng VC Nguyễn tấn Dũng ra nghị định bôi xoá di tích quân sử VNCH này bằng một quyết định giao nghĩa tranh này cho tỉnh Bình Dưong để biến thành một nghĩa địa thường dân như mọi nghĩa địa thường dân khác.

Cuộc trả thù có tính say máu của CS Hà nội đối với quân dân cán chính Miền Nam sau khi Chiến tranh VN chấm dứt đã làm cho một chiến tranh khác (other war) bắt đầu. Đó là một chiến tranh chánh trị đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Một Việt Nam hải ngoại của ngưòi Việt Quốc Gia hình thành đấu tranh không ngừng nghỉ, quốc tế vận ở ngoài và hai mặt giáp công hải ngoại đánh vào tiếp ứng cho đồng bào trong nước.

Quân cán chính VNCH đã cùng nhau vì dân chiến đấu vì nước hy sinh ở nước nhà. Quân dân cán chính VNCH đã cùng tù đày CS. Quân cán chính VNCH đã cùng nhau tranh đấu liên tục cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN khi ra hải ngoại. Tại sao quân dân cán chính VNCH không được cùng an nghỉ ngàn thu với nhau? Cảm nghĩ muốn thuộc về nhau khi sống cũng như khi chết của quân dân cán chính VNCH đó đã thúc đẩy việc thành lập nghĩa trang quân cán chính. Không sống được ở nước nhà VN, thì quân cán chính VNCH đem VN theo mình. Để khi làm xong nghĩa vụ với quốc gia dân tộc, quân cán chính có thể nằm bên nhau, dưới bóng quốc kỳ VNCH tượng trưng cho hồn thiêng sông núi VN.

15 Tháng 6 Năm 2009

No comments:

Post a Comment