Wednesday, January 12, 2011

Tượng THƯƠNG TIẾC & Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Tượng THƯƠNG TIẾC
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa


Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Thương Tiếc trong Nghĩa Trang Quân Đội VN Cộng Hoà, tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.

Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lại.
Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn? Sự uẩn ức nào chứ... ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?

…Nghĩa Trang Quân Đội toạ lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ ngay từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “THƯƠNG TIẾC” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

ĐKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “THƯƠNG TIẾC” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La De. Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:

-Uống đi mày, uống đi mày …

Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:

-Uống đi mày

…Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
-Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn III. Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …

Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:

-Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ

Sau đó anh nói tiếp:

-Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?…

Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “THƯƠNG TIẾC” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.


Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng tạ

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

-Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
-Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…

-Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế?

Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài THƯƠNG TIẾC, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.
Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài THƯƠNG TIẾC làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.
-Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng THƯƠNG TIẾC đi lại trên Xa Lộ !

Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Độị

Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
- Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:

-Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơị
Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:

-Ai phá nhà tao đó?

Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “THƯƠNG TIẾC” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
-Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai?…

Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”

Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “THƯƠNG TIẾC” ngồi sau xe Jeep của ông:

-Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.
Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “THƯƠNG TIẾC” đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:

-Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …

Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”

Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:

-Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra sao. Cô nghe tiếng người lính hỏi:

-Cô có biết tôi là ai không?

-Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì đến tôi …

Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cô. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”

Chú thích:

Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện này.
-------------------------------------------

Sau đây là comment của Tellabs1, on August 3, 2009, tại trang http://www.panoramio.com/photo/5466913#c11258742:

Ngày xưa từ Sàigòn theo xa lộ Biên hoà trườc khi đến Ngã ba Tân Vạn, nhìn vào phía trái hướng tài xế sẽ thấy một bức tượng người lính đầu đội nón, ngồi chống súng ủ rủ cạnh bên ba-lô, đây mới chính là cổng vào Nghĩa trang Quân đội VNCH, mồ mã nằm trên ngọn đồi .
Bức tượng cao lớn lắm, và điêu khắc rất có hồn.
Trước đó những nhà điêu khắc đã thử tạc vài bức tượng nhưng không đạt yêu cầu. Bức tượng cuối cùng thành công và được đặt lên làm đài, càng nhìn càng thấy lạnh mình và buồn thương ai oán lắm.
Báo chí phỏng vấn, thì được nhà diêu khắc cho biết nhân một chuyến đi thăm mặt trận ngoài bãi thì bắt gặp một người lính ngồi như dáng bức tượng cạnh đấy có nhiều ly cà phê cùng thuốc lá đốt văng bừa bãi trên đất, hỏi ra mới biết người lính này nhớ thương bạn bè chết trận nên ngồi buồn mang cà phê cùng thuốc lá cúng bạn Thấy được nét, nhà điêu khắc đã xin đơn vị trưởng cho phép người lính này ngối làm mẫu tạc tượng, thời gian dài qua lâu bức tượng hoàn thành,được dựng lên trước Nghĩa trang, nhà điêu khắc vui mừng mang hình ảnh khánh thành và qùa cáp trỡ ra thăm người lính thì được đơn vị này cho biết sau khi làm xong người mẫu, người lính này đã mất tích tự nhiên mặc dầu không có đụng trận giao tranh, nơi đóng quân là giữa rừng cách xa thành thị cả trăm cây số, chung quanh lại không làng mạc, tiếp tế lương thực bằng máy bay , và chĩ duy có một người lính đó mất tích, không tìm đâu ra kể cả gia đình, người thân đều tá hỏa tam tinh.
Sau khi hoàn thành Nghĩa trang Quân đội xong, chiến tranh khốc liệt hơn, lính tử trận càng thêm nhiều vã lại cả vùng 3 chiến thuật , từ trước nay chưa có, đến lúc có Nghĩa trang Quân đội thì từ người lính đến ông tướng đều được an nghĩ ngàn thu tại đây, ngày càng nhiều mồ mã trên đồi xanh từ từ đổi sang màu trắng tang thương, người người đi ngang đường ai cũng chạnh lòng thương tiếc rơi lệ và nguyền rũa chiến tranh.
Để xoa dịu chính quyền miền nam cũng có Nha tuyên úy Phật giáo, Công giáo, các đạo...để ủy lạo quân nhân và gia đình.
Và duy tâm hơn chính quyền cho rằng Bức tượng qúa có HỒN nên đồng đội "kéo nhau đi theo về bên kia thế giới " ngày càng đông, nên để ngăn chận nhiều tử vong hơn, họ đã thay đổi một bức tượng khác ngoại hình thì cũng tương tự nhưng nhỏ hơn và đã "mất thần" vài năm sau, thì đã không còn cảnh  ruột thịt bắn giết nhau"...

Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Người Mỹ, dù thuộc thành phần hay thế hệ nào, trong thâm tâm ai cũng ao ước được một lần tới chiêm ngưỡng Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, để biết ơn tấm lòng hy sinh cáo quý của những anh hùng đã xả thân hy sinh cho quốc dân gấm vốc.
Trước tháng 5-1975, Nam VN cũng có một nghĩa trang Quốc Gia tại Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh ' vi quốc vong thân ', còn ai xứng đáng hơn họ?
Được thành lập vào năm 1965, giữa một khu đất rộng, nằm trên một ngọn đồi thấp , khoảng giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưỡng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 16.000 mộ phần (8000 mộ đã xây xong), gồm đủ mọi binh chũng, thành phần, từ hàng binh sĩ tới cấp tướng. Ðã có 8 vị tướng lãnh được chôn tại đây (Tướng Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Ðổng, Phước..)

Nghĩa trang được thiết kế theo mô hình con ong. Trước cổng ngay lối vào có thiết kế pho tượng hình một người lính trận cao 5m, ngồi trên một bệ cao 3 m, tất cả bằng đồng đen. Pho tượng mang tên là THƯƠNG TIẾC, với ngụ ý là chỉ có người lính, mới biết thương cho thân phận của chính mình và các chiến hữu đồng đội, giữa một cái thế giới bạc đen vong ân bạc nghĩa của người miền nam lúc đó.
Trước khi vào khu vực nghĩa trang, mọi người phải qua một cổng tam quan, phái trước Ðền Thờ Tử Sĩ được dựng trên một ngọn đồi thấp. Từ đó con đường chính, được chia thành hai lối và chạy vòng khắp khu vực, gặp nhau ở phần lô cuối cùng.
Cũng trên ngọn đồi này, còn có Nghĩa Dũng Ðài, bên trên được xây một bia ký có hình lưỡi lê. Ngoài các tướng lãnh khi qua phần với bất cứ lý do gì, được an giấc trong một khu vực riêng kế Ðài. Còn lại là tất cả chiến sĩ QLVNCH, không phân biệt quân binh chủng, cấp bậc.
Nghĩa trang QÐ Biên Hòa được hoàn thành qua sự phối họp của nhiều đơn vị gồm có: Bộ Công Chánh, Trường Kỹ Thuật Phú Thọ, Cục Công Binh, Liên Ðoàn 5 Công Binh Kiến Tạo.. Riêng ĐĐ541 thuộc TĐ54CBKT l2 đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng.
Khởi công từ tháng 11-1967 và dự trù hoàn tất vào ngày Quân Lực 19-6-1975. Theo tài liệu, thì Nghĩa Trang QĐ. Biên Hòa chiếm một diện tích 125 ha, có thể chôn được 30.000 phần mộ, chia thành nhửng vòng cung, với những mộ phần mang danh hiệu như A1, A2.. B1, B2.. Tính đến tháng 4-1975 đã có hơn 16.000 chiến sĩ QLVNCH các cấp an giấc tại đây, trong số này hơn 8.000 ngôi mộ, đủ cấp bậc, đã xây cất hoàn toàn rất đẹp và trang trọng.
Công trình xây cất nghĩa trang được dự trù sẽ khởi công tiếp giai đoạn 2, với ngân khoản lên tới 100 triệu tiền VNCH năm 1973, do Ðiệu Khắc Sư Lê Văn Mậu phụ trách trong 6 năm, để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, trên chiếc vành khăn tang, trên Nghĩa Dũng Ðài. Tác phẩm nghệ thuật này, sẽ ghi lại những trang lịch sử huy hoàng nhất trong dòng Việt Sử, gồm 16 giai đoạn quan trọng nhất, từ buổi bình minh các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang.. cho tới các thành quả ngăn chống xâm lăng cọng sản, của QLVNCH.
Một công trình lịch sử vĩ đại, tiếc thay đã chìm theo giấc mơ quang phục và thống nhất đất nước, khi giặc Hồ tràn vào.
Sau ngày VNCH bị cưởng chiếm, VC thẳng tay trả thù người sống lẫn kẽ chết. Hầu hết các nghĩa trang quân đội tại miền Nam từ Quảng Trị vào Hà Tiên, trong đó có Nghĩa Trang Quốc Gia Biên Hòa, đều bì dầy mồ, tàn phá đồng thời ngăn cấm gia đình thân nhân lính đến thăm viếng sửa sang mộ phần. Nhưng thê thãm nhất là việc mấy chục xác chết của tữ sĩ VNCH, còn quàng tại Ðại Ðội Chung Sự, chưa kịp chôn cất thì mất nước.
Sau đó VC bắt dân chúng đào ba hầm lớn, trên phần đất gần cuối nghĩa trang, đề vùi dập và san bằng không cho đắp mộ. Sau ngày 30-4-1975, VC cho xe tới kéo Tượng Thương Tiếc, đã bị xe tăng ủi sập từ trước, tới bỏ dưới sông Ðồng Nai trên xa lộ nhưng xe bị mắc lầy, vì vậy pho tượng được bỏ lại sát bờ sông. Năm 1976, VC lại kéo tượng bỏ trong sân vận động quận Dĩ An (Biên Hòa), sát Quốc Lộ 1 và không ai ngờ Tượng Người Lính này, lại trở nên thiêng liêng, được mọi người tới cúng vái cầu phước và xin bảo hộ. Chính vì vậy nên VC đem một thùng xe cũ tới úp kín pho tượng nhưng vẫn không ngăn cấm nổi mọi người tới cúng vái càng ngày càng thêm đông đảo, khiến cho VC ói gan, nên kéo đi mất dạng.

Tới năm 1983, theo lời kể của Lính Già Giữ Mộ, thì hầu hết các mộ bia lính đều bị VC đập nát hình, chỉ còn để lại chữ. Gần một nửa bia bị xô ngã, số còn lại cũng bị nghiêng ngã xiêu vẹo. Riêng bia tại phần mộ của 8 vị tướng lãnh, bị phá hủy hoàn toàn.
Tàn độc hơn, vào năm 1985, VC còn tới nghĩa trang, cho nậy các phần mộ hình chữ nhật đúc bằng ciment trắng, đem về lót các lối đi, tại các cơ quan ở Sài Gòn, trong số này có bệnh viện Từ Dũ.
Lạ hơn là trong Nghĩa Trang, gần Nghĩa Dũng Ðài, qua cuộc đời dâu bể trầm thống nhưng vẫn còn có một chòm bông giấy nhỏ, vẫn cứ vương mình tồn tại với thời gian. Theo những người biết chuyện, thì nơi này là phần mộ của Cố Trung Uý Phi Công Ngô Quang Lý, con trai trưởng của Cựu Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận.
Năm 1985, VC làm lễ ăn mừng 10 năm cưỡng chiếm được Miền Nam VN, có một số phóng viên ngoại quốc được mời vào quay phim chụp ảnh. Nhờ vậy Họ mới lẽn vào chụp lén được cảnh Nghĩa Trang bị tàn phá, đem ra ngoài phổ biến. Chắc vậy, nên VC mới đình chỉ hành động trả thù đê tiện trên.
Sau đó là dịch vụ làm tiền của đảng, trả tiền cho cán bộ, để được dựng lại mộ bia và quét vôi mới trên các phần mộ đã bị đập phá trong máy năm vừa qua.

Cuối năm 1988, VC lai loan tin sẽ ủi bằng Nghĩa Trang QÐ Biên Hòa, nên thân nhân Lính kéo tới bốc hơn 2000 ngôi mộ cho người thân.

Tóm lại Nghĩa Trang QÐ Biên Hoà bây giờ, cỏ cây lau sậy gần như bịt kín các lối đi, tất cả chỉ còn lại cảnh tiêu điều hoang phế, ai nhìn thấy cũng phải đau lòng.
Năm 1978 em ruột Lê Ðức Thọ là Mai Chí Thọ, lúc đó làm thành ủy Sài Gòn, đã cùng với trùm công an Mười Hương, ra lệnh giải tổ Nghĩa Trang Mạc Ðỉnh Chi nằm giữa hai con đường Hiền Vương và Phan Thanh Giản. Nói cho văn chương là giải tỏa để lấy đất làm Cung Thiếu Nhi Lê Văn Tám, nhưng theo Bùi Tín, thì mặt thật là cướp mộ. Ai cũng biết nghĩa trang này tuy chỉ có khoảng 300 ngôi mộ nhưng lại toàn là thành phần thượng lưu giàu có của Miền Nam lúc đó. nên đồ tẩm liệm trong quan tài, có rất nhiều châu báu vàng ngọc vô cùng quý giá. Nhờ vậy, Mai Chí Thọ cùng Mười Hương đã hốt của người chết rất nhiều vàng tiền.

Ký giả Gordon Dillow người Mỹ, trong một chuyến đi VN, ông đã tới tận Nghĩa Trang QÐ/VNCH ở Biên Hòa, nhìn tận mắt, nghe tại chỗ. Sau đó trở về Hoa Kỳ, đã viết một bài phóng sự, đăng trên tờ Orange Register ngày 22-3-1995, trùng họp với thời gian Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn đang xây dựng Ðài Tưởng Niệm Chiến Sĩ VNCH tại Little Sài Gòn. Ông viết ' .. Nhưng có lẽ không có nơi nào cần một Ðài Tưởng Niệm, cho bằng nơi một bãi đất ở Biên Hòa mà 20 năm trước, đây là Nghĩa Trang Quốc Gia lớn nhất, với Ðài Tưởng Niệm, dành cho các chiến sĩ Miền Nam VNCH chết trận. Bây giờ bãi đất này hoang vu, không được chăm sóc . Ðài tưởng niệm bị tróc sơn, hình thì không nguyên vẹn. Biết bao nhiêu mồ mã bị đào xới tan hoang, mất vĩnh viễn.
Cũng theo bài viết, người ký giả Mỹ cho biết Cộng Sản đã cho khai quật nhiều ngôi mộ của QLVNCH, dùng dao đâm xác và móc mắt người đã chết, để trả thù ? ' Tất cả những hình ảnh thương xót nghẹn ngào trên, tin rằng bất cứ ai cũng phải căm hờn oán hận VC, cho tới giờ này, vẫn không chịu buông tha Những Nấm Xương Tàn, để cho Họ được nằm yên trong lòng đất. Trước thảm cảnh mộ phần của đồng đội, đang bị giặc tiếp tục lăng nhục, giầy xéo và hũy diệt! Ðồng bào và tập thể Chiến Sĩ VNCH trong và ngoài nước, hãy đứng lên, xiết chặt vòng tay, để bảo vệ cho Những Chiến Sĩ Kính Yêu năm nào, đã xã thân liều mình, bảo vệ cho đồng bào và Miên nam VN, suốt 20 năm ngăn chống CSQT, để họ khỏi bị Rợ Hồ, làm cho xướng cốt vất vưỡng, hồn phách vật vờ.
Ðược như vậy, cũng là một tấm lòng trả lại ân tình cho những người Lính Miền Nam bất hạnh. Hởi ôi ' Nghĩa tử là nghĩa tận ', chết coi như hết thù hận và xí xóa tất cả nợ nần mà người đó lúc sống đã gây ra. Nhưng cọng sản thì chết vẫn chưa hết, vẫn phải trả thù, trả nợ. Nên nói đông tây vẫn có thể gặp nhau là một chân lý.
Còn cọng sản và quốc dân VN, thì vĩnh viễn không bao giờ có thể hòa hợp, hòa giải được.
Bởi một đàng có tim óc tình người, còn một phía thì không tim óc và đã mất đi nhân tính, khi trót bị chủ thuyết vô thần Lê-Mác-Mao-Hồ đầu độc, nay lại thêm lòng tham vô đáy, nên không còn thuốc thang gì cứu được, ngoại trừ chúng chịu từ bỏ hẳn độc tài, độc đảng, độc trị và sự thù hận đồng loại, đồng bào, để trở về với truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Nhưng chuyện này chăc không bao giờ xãy ra, trừ phi Người Việt trong và ngoài nước, noi gót Ðông Âu, Ðức Quốc và Liên Xô cũ, đồng tâm đoàn kết, mới mong lật đổ được chế độ Cộng Sản bạo tàn, còn sót lại trong thế giới văn minh của nhân loại


Xóm Cồn ,Tháng Giêng 2007

4 comments:

  1. Cảm ơn bài viết để nhớ mãi mãi Tương Thương Tiếc...
    Dù csVN đã phá tan, nhưng tồn tại mãi trong lòng người lính và Quốc Dân .

    ReplyDelete
  2. Người lính miền Nam Việt Nam Cộng Hòa sống mãi trong lòng dân.

    ReplyDelete
  3. Tui cho biết công có ngày chúng phải trả món nợ máu chỉ dân miền nam VN ..!!😞😞😞

    ReplyDelete
  4. Nice post thank you Jessica

    ReplyDelete